Accessories Line

Telecommunications equipment

EQUIPMENT MANUFACTURER

Tổn thất điện năng (TTĐN) là một chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh của ngành Điện. Do vậy, việc phấn đấu giảm chỉ tiêu TTĐN là giải pháp quyết định đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh của các đơn vị trong ngành Điện.

Tổn thất tăng do đâu ?

Những tháng đầu năm nay, nhiều công ty điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) có chỉ tiêu TTĐN tăng hơn  so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở khu vực lưới điện phân phối.

Cụ thể, Công ty Điện lực Hải Phòng, hết 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu TTĐN là 6,5%, tăng 1,38% so với kế hoạch được giao, nhưng giảm 0,13% so với cùng kỳ năm 2011. Lý giải về vấn đề này, Phó giám đốc Công ty Trần Ngọc Quỳnh cho biết, suy thoái kinh tế trong nước cũng như thế giới  thời gian qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới một số khách hàng lớn sản xuất công nghiệp như, Công ty Xi măng Hải Phòng, Công ty Thép Việt Ý, Công ty Thép Cửu Long, Công ty Thép POSCO... mua điện tại các trạm biến áp (TBA) 110 kV. Trong đó có cả trường hợp khách hàng phải tạm dừng sản xuất do không tiêu thụ được sản phẩm như Gang thép Vạn Lợi. Sản lượng điện tiêu thụ của các khách hàng này giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước  đã gây tăng tỷ lệ TTĐN lưới điện 110 kV của Công ty. Bên cạnh đó, tiến độ cải tạo lưới điện từ 6 kV lên 22 kV tại Điện lực Ngô Quyền bị chậm so với kế hoạch cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ TTĐN của toàn Công ty. Mặt khác, do tốc độ tăng trưởng thành phần phụ tải tiêu dùng dân cư (chiếm 34%) tăng 3% so với cùng kỳ (thành phần phụ tải này thường phải chịu tổn thất ít nhất ở ba cấp điện áp trở lên) khiến TTĐN của Công ty cũng bị tăng thêm.

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban quản lý Dự án các công trình điện miền Trung thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã đóng điện và đưa vào vận hành an toàn  đường dây 220 kV Nhánh số 1, đấu nối từ Trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa với các đường dây 220 kV Sóc Sơn – Tuyên Quang và Sóc Sơn – Thái Nguyên, hoàn thành toàn bộ các tuyến đường dây 220 kV đấu nối với Trạm 500 kV Hiệp Hòa.

Đường dây 220 kV nhánh số 1 có chiều dài 5,3 km với tổng số 19 vị trí cột đi qua các huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) và  Hiệp Hòa (Bắc Giang). Trong đó,  8 vị trí cột là đường dây 4 mạch và 11 vị trí là đường dây 2 mạch. Đặc biệt, có 2 cột vượt Sông Cầu có chiều cao 105 m, toàn bộ phần cột thép do Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 gia công chế tạo.

Vừa qua, Công ty Điện lực Hải Phòng đã đóng điện vận hành an toàn đường dây 110 kV Nhiệt điện Hải Phòng – Khu Đô thị Công nghiệp và Dịch vụ VSIP Hải Phòng với tổng mức đầu tư trên 52 tỷ đồng.

Dự án có tổng mức đầu tư là 52,26 tỷ đồng, được thiết kế đường dây quy mô 2 mạch dài 7,42 km, điểm đầu là Trạm biến áp Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, điểm cuối là Trạm biến áp 110 kV Bắc sông Cấm, cung cấp điện cho các phụ tải khu đô thị Bắc sông Cấm và khu công nghiệp Bến Rừng.

Dự án được thi công từ tháng 3/2012, dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 8/2012. Tuy nhiên, đến phần kéo dây toàn tuyến, đơn vị thi công gặp khó khăn do công tác gải phóng mặt bằng tại các xã Thủy Triều và Trung Hà (huyện Thủy Nguyên). Để bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, lãnh đạo huyện Thủy Nguyên đã chỉ đạo quyết liệt, ra thông báo gửi tới các hộ dân về việc tổ chức bảo vệ nhà thầu thi công bảo đảm đúng kế hoạch và quy định của luật pháp.

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đã hoàn thành tiến độ công trình theo đúng cam kết với UBND thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, phần Trạm 110 kV VSIP do Khu Đô thị, Công nghiệp và Dịch vụ VSIP Hải Phòng đầu tư đang hoàn thiện các hạng mục công trình, nên chưa đủ điều kiện nghiệm thu đóng điện. Công ty Điện lực Hải Phòng đang đề nghị VSIP Hải Phòng khẩn trương khắc phục để đưa toàn bộ công trình vào vận hành.

PV

Hiện tại, hầu hết các nhà máy thủy điện khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã hoàn tất công tác chuẩn bị phòng chống lụt bão, sẵn sàng đón mùa lũ 2012. Một số nhà máy đã bắt đầu tiến hành xả lũ để đảm bảo an toàn cho đập.

Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Công ty Thủy điện Bản Vẽ cho biết: Do mực nước hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ sắp đạt đến mức nước dâng bình thường 200m, lưu lượng nước về hồ khoảng 1000 m³/s. Theo bản tin dự báo thời tiết ngày 06/9/2012 của Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, lưu lượng nước về hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ tiếp tục tăng, vì vậy hồ chứa thủy điện Bản Vẽ sẽ vận hành tràn xả lũ vào lúc 9h ngày 7/9/2012 với tổng lưu lượng từ 340 đến 1000m³/s (đã bao gồm lưu lượng qua tổ máy phát điện)

Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã phối hợp với UBND huyện Tương Dương tiến hành thông báo trước 24h cho nhân dân vùng hạ lưu hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ di dời nhà cửa, tài sản khu vực ven sông, suối lên vị trí cao, neo đậu thuyền bè, bè nuôi trồng thủy sản an toàn để đề phòng thiệt hại khi hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ xả lũ. Chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương di dời bến đồ thượng lưu ra cách đập Thủy điện Bản Vẽ tối thiểu 500m.

Trong những ngày 3-6/9/2012 vừa qua, tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My (nơi có công trình Thuỷ điện Sông Tranh 2) và các xã lân cận đã xảy ra một số đợt rung chấn do động đất.

Điểm trượt lở đất ở gần sát vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2 - nơi được các chuyên gia nhận định là nằm vuông góc với đới đứt gãy Trà Bồng - Trà My đang hoạt động mạnh

Các dữ liệu quan trắc do các thiết bị lắp đặt trong Thủy điện Sông Tranh 2 đo được rung chấn có cường độ lớn nhất 4,2 độ Richter (ứng với rung động trên cấp 6 theo thang MSK-64). Theo các chuyên gia của Viện Vật lý Địa cầu, các đợt rung chấn vừa qua là động đất kích thích. Nguyên nhân xảy ra động đất có thể do có những bất ổn tại đứt gãy kiến tạo Trà Bồng, Hưng Nhượng - Tà Vi, nằm trong phạm vi vùng hồ của Thủy điện Sông Tranh 2. Các đứt gãy này có khả năng phát sinh động đất có độ cực đại 5,5 độ Richter. Trong trận động đất xảy ra tối 3/9/2012, máy gia tốc đặt gần khu vực Nhà máy thủy điện đã ghi được mức gia tốc nền là 88cm/s2. Công trình Thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế để chịu được gia tốc nền ứng với động đất tới 150cm/s2.

Sau khi xảy ra các đợt rung chấn do động đất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kiểm tra các hạng mục công trình của Thủy điện Sông Tranh 2 và nhận định các đợt rung chấn vừa qua không gây ảnh hưởng đến công trình. Đập Thủy điện Sông Tranh 2 đã được thiết kế cường độ kháng nén lớn bảo đảm an toàn khi có động đất tới 5,5 độ Richter.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam ý thức được việc đảm bảo an toàn cho công trình và cuộc sống của người dân ở khu vực hạ lưu Thủy điện Sông Tranh 2 là cực kỳ quan trọng. Để chủ động ứng phó, phòng ngừa rủi ro, Ban QLDA Thuỷ điện 3 và Tập đoàn đã phối hợp chặt chẽ với Viện Vật lý Địa cầu lắp đặt 4 trạm quan trắc động đất trong thân đập để ghi nhận, đánh giá và phân tích khi động đất kích thích xảy ra.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức nghiên cứu đánh giá chi tiết về điều kiện địa chất, động lực học và hoạt động địa chất khu vực Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. Theo Bộ KH&CN thì công việc này sẽ thực hiện trong năm 2013.

Đường dây 500 kV Bắc - Nam hoàn thành đã nối liền hệ thống điện trong cả nước, giải quyết được bài toán thiếu điện liên miên ở khu vực miền Trung và miền Nam. Đây cũng là công trình đầu tiên và duy nhất trong ngành Điện thu hồi vốn nhanh nhất, tính đến thời điểm này. Thế nhưng, để có được những dấu mốc quan trọng ấy là cả một câu chuyện dài mà không phải ai cũng biết.
Từng đề xuất, nhưng chưa được chấp nhận
 
Đã ngót hai chục năm trôi qua từ khi khởi công xây dựng công trình này song với GS Trần Đình Long, cố vấn công trình, nguyên giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN), ký ức về những ngày miệt mài trên trang giấy với những phép tính toán cùng không khí làm việc khẩn trương ngoài công trường vẫn chỉ như mới hôm qua.

Ông bắt đầu câu chuyện từ những ngày cách đây hơn ba chục năm. "Thực ra, ý tưởng xây dựng đường dây tải điện từ Bắc vào Nam đối với tôi và một số nhà khoa học khác xuất hiện khá sớm, từ khi có đề án Thủy điện Hòa Bình. Chúng tôi biết rằng, chắc chắn khi nhà máy hoàn thành thì miền Bắc sẽ thừa nguồn điện. Trong khi, miền Trung và miền Nam chưa có công trình phát điện nào đáng kể. Do đó, cần phải đưa điện từ Bắc vào".
Năm 1978, ông Long có dịp làm việc ở Viện Thiết kế lưới điện Lêningrat (Liên Xô). Ông đã đưa ra ý tưởng này để thảo luận cùng các chuyên gia nước bạn. "Thế nhưng, điều kiện kinh tế của ta chưa cho phép làm công trình lớn như thế. Nếu có làm thì cũng phải nhờ sự trợ giúp rất lớn từ phía Liên Xô. Có lẽ vì thế mà các chuyên gia đã ngại chấp nhận đề xuất này", ông Long nhớ lại.

Tại Trạm 220 kV Bình Long (tỉnh Bình Phước), Công đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN NPT) vừa phối hợp tổ chức Lễ phát động thi đua liên kết xây dựng đường dây 220 kV Đăk Nông – Phước Long – Bình Long.

Tới dự Lễ có ông Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Nguyễn Văn Lợi - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước; ông Trần Văn Ngọc – Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam, ông Đặng Phan Tường - Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPT; Ban Tổng giám đốc EVNNPT cùng đại diện 16 nhà thầu tham gia thi công.

Ngày 25-8, tại xã Hợp Thịnh-huyện Hiệp Hòa- tỉnh Bắc Giang, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Ban quản lý Dự án Các công trình điện miền Trung và Công ty CP Xây lắp điện 1 đã tiến hành thi công đường dây 220 kV nhánh rẽ vào TBA 500 kV Hiệp Hòa đoạn vượt sông Cầu bằng khinh khí cầu.

Đường dây 220 kV nhánh rẽ vào TBA 500 kV Hiệp Hòa có chiều dài 5,3 km với 19 vị trí cột đi qua huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) và huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là những khu vực đông dân cư và phải vượt qua sông Cầu. Để đảm bảo tiến độ đóng điện vào ngày 31-8-2012, Chủ đầu tư – Ban quản lý Dự án Các công trình điện miền Trung phối hợp với đơn vị thi công là Công ty CP Xây lắp điện 1 đã sử dụng  khinh khí cầu kéo dây dẫn vượt sông Cầu.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quận Tây Hồ vừa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, giai đoạn 2011-2015, quận Tây Hồ sẽ cần đến 563,3 tỷ đồng để thi công nhiều hạng mục.

Cụ thể, giai đoạn 2011- 2015 sẽ xây mới TBA 110 kV Nam Thăng Long (Ciputra) công suất 2x63 MVA cấp điện cho khu đô thị Ciputra và khu đô thị Tây Hồ Tây, đồng thời xây dựng mới 1km đường dây 110 kV cấp điện cho trạm này; Xây mới TBA 110 kV Tây Hồ Tây công suất 2x63 MVA cấp điện cho khu đô thị Tây Hồ Tây, hỗ trợ cấp điện cho huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Nâng công suất trạm 110 kV Nghĩa Đô công suất từ 2x40+63 MVA lên 3x63 MVA; Xây dựng mới 2x6 km đường dây 110 kV Nhật Tân – Yên Phụ; Cải tạo nâng tiết diện đường dây 110kV từ Tây Hồ - Cầu Thăng Long dài 3km… Giai đoạn 2016- 2020 sẽ xây thêm TBA 110 kV nối cấp Tây Hồ 2x63 MVA; Nâng công suất TBA 110 kV Nhật Tân, Yên Phụ, Tây Hồ Tây lên 2x63 MVA; Xây mới đường dây Tây Hồ - Công viên Thủ Lệ dài 8km…

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 881/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực huyện Từ Liêm giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020. Theo đó, tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 lên đến 1.220 tỷ đồng, trong đó vốn cải tạo và phát triển lưới trung áp là 969,3 tỷ đồng, lưới hạ áp và công tơ là 250,7 tỷ đồng.
Dự kiến, trong giai đoạn 2011 - 2015, huyện Từ Liêm cần tới 1.323,6 triệu kWh điện thương phẩm, giai đoạn 2016-2020 cần tới 2.287,3 triệu kWh.

Trong Quy hoạch được Thành phố phê duyệt nêu rõ yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế lưới điện  huyện Từ Liêm. Cụ thể, ngoài việc  tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành điện và xây dựng , các công trình lưới điện Từ Liêm khi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo phải đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch như: Đối với lưới điện 110 kV, các trạm biến áp phải được thiết kế với tổng phụ tải không lớn hơn 75% công suất định mức ở chế độ vận hành bình thường, có đủ dự phòng công suất khi xảy ra sự cố hoặc sửa chữa. Quy mô công suất trạm biến áp được thiết kế tối thiểu là 2 máy biến áp, sử dụng máy biến áp có công suất định hình 63 MVA đối với các trạm công cộng, đối với các trạm khách hàng chuyên dùng tùy theo nhu cầu sẽ được tính toán quy mô công suất cho thích hợp…

31,6 tỷ đồng là nguồn vốn đầu tư xây lắp hơn 17,5 km mạch 2 đường dây 110 kV Dốc Sỏi - Kỳ Hà, nhằm đảm bảo nguồn điện cung cấp cho khu kinh tế mở Chu Lai và huyện Núi Thành, khu vực có nhiều phụ tải lớn mới xuất hiện.    
Hiện nay, mạch 1 đường dây 110 kV Dốc Sỏi - Kỳ Hà truyền tải đến TBA110 kV -40MVA Kỳ Hà. Do tốc độ phát triển phụ tải khu vực rất lớn, cụ thể, công suất hiện trạng 28,95MW; gồm: KCN Bắc Chu Lai 6,7MW; KCN Ô tô Trường Hải 8MW, KCN Tam Hiệp 2,05MW; các phụ tải khác 11,3 MW. Theo quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Quảng Nam, dự báo đến năm 2015 nhu cầu công suất của huyện khoảng 51MW. Trong tương lai gần, các phụ tải đăng ký công suất đi vào hoạt động như: nhà máy kính nổi Chu Lai 10MVA; phụ tải khu du lịch Kỳ Hà - Biển Rạng công suất 5MVA; khu đô thị Tam Hiệp công suất 5MVA; khu du lịch-dịch vụ Tam Hải công suất 5MVA; cấp điện khu kinh tế Chu Lai mở rộng công suất 10MVA.
 
Mạch 1, Đường dây 110kV Dốc Sỏi - Kỳ Hà

 Kể từ khi nhà vật lý học người Mỹ gốc Hoa Charles Kuen Kao và đồng nghiệp phát minh ra sợi quang năm 1966, sợi quang đã được ứng dụng rộng rãi trong truyền dẫn viễn thông. Các loại cáp quang như cáp treo (F8, ADSS), cáp chôn trực tiếp hay rải cống, cáp quang ngầm dưới sông, biển… đã hình thành một mạng lưới bao phủ khắp nơi trên toàn thế giới. Tính riêng công suất nhà máy sản xuất sợi quang của ZTT tại Nantong, tỉnh Giang Tô đã lên tới 12 triệu km/năm (gấp 31,2 lần khoảng cách từ tâm trái đất lên mặt trăng). Một con số so sánh đơn giản như vậy đủ cho thấy ứng dụng của sợi quang rộng rãi đến mức nào.

 Những năm gần đây, việc tích hợp sợi quang trong dây chống sét (cáp quang kết hợp dây chống sét OPGw). Tuy nhiên, so với các loại cáp quang khác, cáp quang OPGW có cấu trúc và phương pháp tính toán thiết kế khá phức tạp. Việc chọn lựa đúng loại cáp quang chống sét OPGW phù hợp với đường dây truyền tải là công việc cần kiến thức và tỉ mỉ không khác gì người thợ may đo quần áo cho từng khách hàng.

Lịch sử phát triển của cáp quang OPGW gắn liền với quá trình cải tiến ống chứa sợi quang (OP unit). Đây là thành phần mấu chốt, quyết định đặc tính chính của cáp quang.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nội dung văn bản điều chỉnh Thỏa ước mở tín dụng với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đối với dự án "Truyền tải điện miền Bắc" vay vốn AFD.

Dự án "Truyền tải điện miền Bắc" sẽ mở rộng và nâng cấp một phần đường truyền tải điện 500kV và 220kV,

Page 16 of 16

Company Headquarters

Representative office in Ho Chi Minh City

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries