Trong những ngày gần đây, diễn biến mưa lũ, sạt lở đất ở Tây Nguyên, Nam Bộ và một số tỉnh phía Bắc đã ảnh hưởng đến vận hành nguồn và lưới điện. Do mưa lũ trên cả 3 miền, lưu lượng nước về các hồ tăng cao đã bổ sung lượng nước đáng kể về các hồ thủy điện.

Theo diễn biến thủy văn thực tế, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đã vận hành tăng cao thủy điện, một số hồ thủy điện phải xả tràn. Ở thời điểm 8h00 sáng ngày 7/8, một số hồ thủy điện phải thực hiện xả tràn để điều tiết như Lai Châu, Huội Quảng, Trung Sơn, Khe Bố, Sông Ba Hạ, An Khê, Srêpôk 3, Buôn Kuôp. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đề nghị các đơn vị phát điện trong hệ thống tuân thủ nghiêm các mệnh lệnh điều độ để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện trong bối cảnh mưa, lũ diễn ra ở nhiều khu vực.

 

Do ảnh hưởng mưa lũ, sạt lở đất xảy ra ở nhiều khu vực, một số cung đường tại các nhà máy thủy điện bị ùn tắc do sạt lở đất đá đã được các đơn vị phối hợp cùng địa phương khắc phục (như NMTĐ Huội Quảng).

Sạt lở đất tại Sơn La gây ảnh hưởng đến khắc phục sự cố

Cột điện tại Yên Bái bị nghiêng do sạt lở đất

Đường vào Thủy điện Hồ Bốn bị cản trở giao thông tê liệt

Khu vực cột điện tại Sơn La đã bị vùi lấp do sạt lở đất

Móng cột điện tại Lai Châu bị sạt l

Diễn biến mưa lũ, sạt lở đất cũng ảnh hưởng đến tình hình vận hành lưới điện ở một số khu vực ở phía Bắc như sau:

Tại Yên Bái: Khu vực nhà máy thủy điện Hồ Bốn có lũ quét lớn và và sạt lở đất gây sự cố đường dây 110kV và tài sản trụ sở làm việc nhà máy thủy điện Hồ Bốn. Tại Quốc lộ 32 tại địa phận thuộc hai xã Khao Mang, Hồ Bốn của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái khu vực này bị mất thông tin, giao thông tê liệt, toàn huyện Mù Cang Chải mất điện, các phương tiện không thể qua lại, kể cả đi bộ, sạt lở taluy dương nghiêm trọng. Hệ thống lưới điện trung, hạ áp tại một số khu vực ở Yên Bái cũng bị sự cố do các đợt mưa kéo dài. Huyện Mù Cang Chải bị mất điện 80 trạm biến áp. Hiện tuyến đường giao thông Mù Căng Chải đi Lai Châu đang bị sạt lở không di chuyển được, các đơn vị của Công ty Điện lực Yên Bái đang triển khai các nhóm công tác khắc phục sự cố để tiếp cận hiện trường.

Tại Sơn La: Một số cột điện, một số đoạn đường dây 35kV tại các huyện Mường La, Quỳnh Nhai bị vùi lấp, gãy đổ gây ảnh hưởng đến cung cấp điện cho một số khách hàng tại khu vực. Đối với những khu vực sự cố trên, do nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, chia cắt chưa vận chuyển được thiết bị vật tư để khắc phục. Công ty Điện lực Sơn La đang tiếp tục bám sát tình hình để khẩn trương khắc phục sự cố, dự kiến khôi phục cấp điện lại cho khách hàng vào ngày 9/8.

Tại Lai Châu: Một số tuyến đường và đồi núi tại khu vực Bản Mùi bị sạt lở, gây sự cố đường dây 35 kV tại Bản Mùi làm mất điện 5 trạm biến áp. Hiện nay, Công ty Điện lực Lai Châu đang tiếp tục bám sát tình hình để tiếp cận hiện trường và khắc phục sự cố, khôi phục cung cấp điện sớm nhất có thể.

Tại Điện Biên: Mưa lũ cũng làm một số cột điện 35 kV khu vực Nậm Hạ bị sạt lở đất móng cột, nguy cơ gây sự cố. Các đơn vị Điện lực tại Điện Biên đã thực hiện đào rãnh thoát nước ngăn nước mưa chảy vào móng cột, tiếp tục theo dõi và ứng phó.

EVN và các đơn vị vẫn đang bám sát diễn biến mưa lũ các khu vực để tiếp tục thông tin cập nhật về tình hình ảnh hưởng đến vận hành nguồn và lưới điện cũng như việc khắc phục sự cố, khôi phục cung cấp điện cho khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

 

 

theo evn.com.vn

Là kết quả thực hiện tiết kiệm điện của Công ty Thủy điện Sơn La trong tháng 6/2023, với sản lượng tiết kiệm trên 6.000kWh.

Công ty Thủy điện Sơn La đã thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp để tiết kiệm điện. Với hệ thống chiếu sáng, công ty triệt để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Tại các phòng làm việc, phòng họp đều không sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thời tiết ngoài trời dưới 35 độ C. Các máy vi tính đều cài đặt chế độ tắt màn hình sau 5 phút không sử dụng, chế độ ngủ sau 15 phút không sử dụng. Nhiều thiết bị điện khác đều ngưng sử dụng như: cây nước nóng lạnh, bình nước nóng,...

Thuydiensonla127231

Đặc biệt, Công ty Thủy điện Sơn La đã áp dụng biện pháp tắt điện 45 phút mỗi tối tại khu tập thể CBCNV, hộ gia đình tại Mường La (Sơn La), Nậm Nhùn (Lai Châu) và được sự ủng hộ của CBCNV. Song song đó, công ty cũng thường xuyên đăng tải các chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; kêu gọi CBCNV, người thân triệt để thực hành các biện pháp tiết kiệm điện tại gia đình cũng như ở cơ quan.

Buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) định kỳ tại Nhà máy Thuỷ điện Đa Nhim được Công ty CP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) - Công an tỉnh Ninh Thuận tổ chức ngày 26/5/2023.

Theo kịch bản, vào lúc 20h30, ca trực tại Nhà máy Thủy điện Đa Nhim mở rộng phát hiện cháy cáp điều khiển tầng máy phát tại cao trình 244,5m. Nguyên nhân cháy có thể do phóng điện hoặc chạm chập cáp điều khiển. Diện tích đám cháy khoảng 95m2, diện tích tầng máy phát là 285,5 m2. Cáp điều khiển có thành phần cách điện bằng nhựa PVC nên khi xảy ra cháy đã tạo nên khói đen hạn chế tầm nhìn và có kèm theo khí độc.

Khi phát hiện xảy ra cháy cáp điều khiển tổ máy, nhận định đám cháy khá to và có khả năng lan nhanh, trưởng ca đương phiên lập tức yêu cầu điều hành viên trong ca trực chủ động dừng máy hoàn toàn, cắt điện cô lập toàn bộ nhà máy. Trưởng ca điều hành cũng điện thoại báo ngay cho Trưởng Ban chỉ huy chữa cháy của công ty, Đội trưởng Đội PCCC&CNCH cơ sở để tăng cường lực lượng chữa cháy và báo cho các cấp điều độ liên quan biết tình hình khu vực xảy ra cháy.

pcchdhd26 5 2023

Nhận định có khí độc trong đám cháy, các điều hành viên còn lại trong ca trực đều mang mặt nạ phòng độc, đeo khẩu trang tẩm nước để tránh bị ngạt khi tham gia chữa cháy. Các điều hành viên lập tức dùng bình bột chữa cháy được trang bị tại chỗ và các khu vực xung quanh tham gia chữa cháy. Lực lượng vận hành cố gắng khống chế đám cháy không cho lan rộng trong khi chờ chi viện từ Đội PCCC&CNCH cơ sở.

Khoảng 10 phút sau, Đội PCCC&CNCH cơ sở đã đến hiện trường. Đội trưởng Đội PCCC&CNCH lập tức tiếp nhận quyền chỉ huy đám cháy. Tuy nhiên, diễn biến đám cháy ngày càng phức tạp lại xảy ra vào ban đêm nên khó khống chế trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, có người bị thương trong quá trình chữa cháy nên Đội trưởng Đội PCCC&CNCH lập tức điện thoại báo cho Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Ninh Sơn và yêu cầu ca trực vận hành hú còi báo động để CBCNV đang sinh sống tại cư xá Đa Nhim, khu vực xã Lâm Sơn biết và tham gia chữa cháy. Trong khi chờ đợi chi viện, Đội PCCC&CNCH cơ sở tiếp tục sử dụng các phương tiện tại chỗ tìm mọi cách khống chế đám cháy.

Khoảng 15 phút sau, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp của Công an tỉnh Ninh Thuận tiếp cận hiện trường, trực tiếp chỉ huy và tham gia chữa cháy. Bằng các trang thiết bị chuyên dụng và nghiệp vụ chữa cháy - cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp, trong một thời gian ngắn các chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Ninh Thuận đã dập tắt hoàn toàn đám cháy. Các cán bộ y tế thuộc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Ninh Sơn cũng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Buổi diễn tập PCCC&CNCH định kỳ tại Nhà máy Thuỷ điện Đa Nhim nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở của công ty về công tác PCCC&CNCH. Thông qua diễn tập, Đội PCCC cơ sở nắm vững các quy định cơ bản của pháp luật về PCCC&CNCH; nắm vững kiến thức về cháy, nổ; sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy, kịp thời xử lý có hiệu quả khi cháy, nổ xảy ra; đồng thời bảo vệ an toàn tính mạng con người, tài sản của công ty. Công tác diễn tập PCCC&CNCH luôn được Công ty CP Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi chú trọng và thực hiện định kỳ hằng năm.

Sau hơn 25 ngày nỗ lực phấn đấu, hoàn thành công tác sửa chữa lớn, tổ máy H4 - Nhà máy Thủy điện Trung Sơn vừa trở về trạng thái khả dụng, phát điện hòa lưới quốc gia.

Với phương châm “Quyết tâm sửa chữa lớn Tổ máy H4 đảm bảo chất lượng, vượt tiến độ, an toàn trong lao động’’, Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (Thủy điện Trung Sơn) cho biết, lúc 15h00 ngày 8/4/2023 Tổ máy H4, Nhà máy Thủy điện Trung Sơn đã hoàn thành đại tu và chạy thử, sẵn sàng phát điện hòa lưới điện quốc gia sau hơn 25 ngày tạm dừng để sửa chữa lớn (SCL).

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra các mục chi tiết sửa chữa tổ máy H4 Thủy điện Trung Sơn

Theo đó, công ty đã xuất sắc hoàn thành công tác sửa chữa lớn Tổ máy H4 vượt tiến độ 4 ngày so với Kế hoạch đã được Tổng công ty Phát điện 2 phê duyệt.

Công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, đặc biệt là sửa chữa lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy, đạt hiệu suất cao và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.

Để thực hiện công tác SCL Tổ máy H4 đảm bảo chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả. Thủy điện Trung Sơn cho biết đã tổ chức tiến hành khảo sát chi tiết từng hệ thống thiết bị, kiểm tra lập phương án kỹ thuật sửa chữa, lập danh mục vật tư, thiết bị thay thế chi tiết từng mục sửa chữa lớn.

Cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và tay nghề cao và kinh nghiệm được rút ra trong công tác SCL các tổ máy trước đó, sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng/phân xưởng, các tổ chuyên môn, nhóm công tác thuộc Phân xưởng vận hành… đã góp phần hoàn thành tốt công tác SCL theo phương pháp sửa chữa bảo dưỡng, tập trung vào độ tin cậy (RCM - Reliability Centered Maintenace) đạt độ ổn định vận hành, tin cậy, hiệu quả.

Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, công ty đã xây dựng quy trình phân tích, đánh giá tình trạng hệ thống/thiết bị để lựa chọn cách thức SCL bảo dưỡng tập trung vào độ tin cậy cho nhà máy, từ đó xác định được khối lượng cần sửa chữa lớn cho tổ máy, lập phương án kỹ thuật SCL Tổ máy H4 và tiếp tục triển khai lập phương án kỹ thuật tiểu tu thiết bị nhà máy năm 2023 và những năm tiếp theo RCM.

 

  •  Theo Tạp chí Công Thương

Công trình Trạm biến áp 220kV Yên Mỹ và đấu nối được Ban QLDA các công trình điện miền Bắc (NPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công lúc 20h24 ngày 11/3/2023.

 

Trạm biến áp 220kV Yên Mỹ được xây dựng tại xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Phần đường dây 220kV đấu nối dài 1,72km qua các xã Đồng Than và Hoàn Long, huyện Yên Mỹ.

 

Đây là công trình năng lượng cấp I, nhóm B, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, NPMB quản lý điều hành dự án, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) tiếp nhận vận hành.

Các đơn vị chức năng thực hiện thao tác đóng điện

 

Dự án khởi công tháng 12/2019, được địa phương bàn giao mặt bằng vào tháng 1/2022. Các hạng mục xây dựng được hoàn thành tháng 2/2023.

Trạm 220kV Yên Mỹ được đầu tư xây dựng để lắp đặt 2 máy biến áp 220kV-250MVA. Trong giai đoạn này lắp 1 máy. Trạm được đấu nối với hệ thống điện quốc gia bằng đường dây 220kV mạch kép đấu lên đường dây 220kV Trạm biến áp 500kV Thường Tín – Phố Nối.

Công trình vào vận hành góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho tỉnh Hưng Yên; tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện quốc gia.   Trạm biến áp 220kV Yên Mỹ và đấu nối đã hoàn thành đóng điện

 

 

 

 

 

Ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Trung ương đã đi kiểm tra công trường Dự án Nhà máy Thuỷ điện (NMTĐ) Hòa Bình mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư. Thủ tướng đề nghị toàn công trường nỗ lực phấn đấu để đưa dự án về đích trước 6 tháng so với kế hoạch.

Tham dự có lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có ông Trần Đình Nhân – Tổng giám đốc EVN, ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng giám đốc EVN, lãnh đạo Ban QLDA Điện 1, Công ty Thủy điện Hòa Bình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi cán bộ công nhân viên các đơn vị tham gia thi công dự án

 

Nỗ lực thi công

Báo cáo Thủ tướng và đoàn công tác, ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết: Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng được bố trí bên bờ phải tuyến đập Thủy điện Hòa Bình hiện hữu. Nhà máy thuộc phường Phương Lâm, cửa lấy nước và kênh dẫn vào thuộc các phường Thái Bình, Phương Lâm, Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình).

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà động viên kỹ sư, công nhân tham gia dự án

Dự án được đầu tư xây dựng nhằm tăng khả năng công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của NMTĐ Hoà Bình hiện hữu để phát điện. Công trình nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia, góp phần giảm chi phí vận hành hệ thống điện quốc gia, đồng thời giảm cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

Dự án có quy mô công suất lắp 2 tổ máy x 240MW, với tổng mức đầu tư hơn 9.220 tỷ đồng. Tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 6/2025; tổ máy 2 vào tháng 7/2025; hoàn thành công trình vào tháng 8/2025. Sau khi hoàn thành, hàng năm cung cấp khoảng 500 triệu kWh cho hệ thống điện quốc gia.

Công trình được phát lệnh khởi công vào ngày 10/1/2021. Ngay sau đó, các nhà thầu đã tập trung nhân lực, thiết bị tổ chức thi công đồng loạt các hạng mục công trình.

 

Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương (áo trắng, cầm micro) báo cáo Thủ tướng về tiến độ thi công dự án

Đến nay, hạng mục cửa lấy nước và kênh vào đã hoàn thành công tác đào hố móng đến cao trình 122,5m, hiện đang thi công đào đá từ cao trình 122,5m xuống cao trình 58,5m. 

Về tiến độ đào hố móng nhà máy, đã hoàn thành đến cao độ 75m, hiện đang đào đá từ cao độ 75m xuống cao độ 31m. Khu vực nhà máy sẽ bắt đầu đổ bê tông từ tháng 6/2023.

Về gia cố đảm bảo an toàn hố móng nhà máy: đã đắp đá đạt 74,8%, đào và gia cố hầm phụ đạt 89%. Hiện đang tổ chức thi công gia cố đảm bảo an toàn trước khi thi công nổ mìn hầm chính.

Chủ đầu tư và các đơn vị thi công đặc biệt quan tâm triển khai giám sát bảo vệ môi trường. Hàng tháng, công trường đều tổ chức lấy mẫu quan trắc chất lượng không khí, nước, bụi và tiếng ồn do cơ quan chuyên ngành thực hiện. Kết quả đến nay cho thấy chất lượng nước, không khí, tiếng ồn đều nhỏ hơn giới hạn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam. Công trường đã tổ chức thực hiện quan trắc trực tuyến ảnh hưởng của nổ mìn đến các công trình hiện hữu quan trọng như đập thuỷ điện, tượng đài Bác Hồ, khu nhà tỉnh uỷ, các hộ dân,... Kết quả quan trắc cho thấy rung chấn, áp suất không khí, gia tốc dao động đều nằm trong giới hạn cho phép.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị toàn công trường phấn đấu rút ngắn tiến độ thi công 6 tháng

Đồng sức, đồng lòng đưa dự án về đích sớm hơn kế hoạch

Tại buổi kiểm tra, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của EVN, các đơn vị tham gia dự án đã rất quyết tâm để thi công dự án. Trong quá trình thi công, mặc dù có xảy ra sự cố sạt trượt nhưng EVN và các nhà thầu đã bình tĩnh xử lý theo luận chứng khoa học nên khắc phục triệt để theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để cho thi công trở lại.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng, triển khai xây dựng thành công công trình này chính là để tri ân những thế hệ đi trước, những người đã hi sinh vì công trình thế kỷ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình hiện hữu.

Thứ 2, công trình này có ý nghĩa quan trọng, góp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang chuyển dịch năng lượng như hiện nay. Do đó, quá trình thi công cần đặt chất lượng, an toàn công trình lên hàng đầu; đồng thời bố trí 3 ca, 4 kíp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn tiến độ 6 tháng.

Thứ 3, trong quá trình thi công cần đảm bảo môi trường sinh thái, phát triển bền vững cho tỉnh Hòa Bình.

Thứ 4, các đơn vị tham gia dự án cần phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn, bất cứ vướng mắc gì cũng được xử lý ngay nhằm mục tiêu rút ngắn tiến độ thi công.

Thứ 5, cần đặc biệt chú trọng an toàn lao động, an toàn trên công trường đúng quy trình, quy định.

Thứ 6, tiếp tục chú trọng chăm lo đời sống cho công nhân, đảm bảo tái sản xuất sức lao lao động.

Để rút ngắn tiến độ 6 tháng, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hòa Bình phối hợp với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nếu có vấn đề phát sinh cần xử lý ngay theo đúng chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cùng chung tay để vì mục tiêu sớm hoàn thành dự án.

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân (hàng đầu bên trái) hứa với Thủ tướng sẽ cùng với các nhà thầu quyết tâm hoàn thành chỉ đạo của Thủ tướng

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cam kết EVN sẽ nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và cùng với các nhà thầu phấn đấu hoàn thành sớm công trình 6 tháng so với kế hoạch được giao. Đây là dự án có ý nghĩa rất quan trọng với hệ thống điện Việt Nam trong bối cảnh nguồn năng lượng tái tạo ngày càng thâm nhập sâu như hiện nay.

Dự án NMTĐ Hòa Bình mở rộng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công

Cũng tại buổi kiểm tra, Thủ tướng Chính phủ đã tặng quà động viên lực lượng kỹ sư, công nhân tham gia thi công trên công trường

Theo kế hoạch, dự án Trạm biến áp 220kV Hải Châu và đường dây 220kV Hòa Khánh – Hải Châu cần được hoàn thành quý I/2020, tuy nhiên đến nay vẫn còn vướng mắc về mặt bằng chưa được tháo gỡ. Đây là nguyên nhân khiến dự án đang chậm tiến độ 2,5 năm so với kế hoạch.

Dự án trên do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, giao Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý điều hành dự án.

Dự án có quy mô xây dựng mới Trạm biến áp 220kV Hải Châu (công suất 250MVA), thuộc khu đô thị mới quốc tế Đa Phước với diện tích xây dựng 3.380 m2; xây dựng mới đường dây 220kV Hòa Khánh-Hải Châu dài gần 10 km, gồm đoạn tuyến đi cáp ngầm dài 7,3km và đoạn tuyến đi trên không dài 2,57km.

Hiện nay, phần đường dây 220kV Hòa Khánh – Hải Châu còn khoảng cột vị trí 01-02 chưa được bàn giao mặt bằng hành lang tuyến. Phần diện tích đất cần thu hồi để xây dựng TBA 220kV Hải Châu do Công ty TNHH The Sunrise Bay quản lý, đến nay công ty vẫn chưa thống nhất bàn giao mặt bằng.

Theo EVNNPT, đây là dự án có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội, du lịch cho thành phố Đà Nẵng và các vùng lân cận, nhất là sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu sử dụng điện tại thành phố Đà Nẵng tăng trưởng mạnh.

Làm việc với UBND thành phố Đà Nẵng vào ngày 4/11, ông Trương Hữu Thành - Phó Tổng giám đốc EVNNPT kiến nghị UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan hoàn thành bàn giao mặt bằng trong tháng 11/2022, nhằm mục tiêu đưa dự án vào vận hành trong năm 2023.

Ông Trương Hữu Thành – Phó Tổng giám đốc EVNNPT phát biểu tại buổi làm việc với UBND TP Đà Nẵng

Tại buổi làm việc, ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng giao UBND quận Thanh Khê căn cứ hồ sơ đo đạc và ý kiến của Văn phòng đăng ký đất đai thành phố, làm thủ tục thu hồi đất và BT-GPMB dự án Trạm biến áp 220kV Hải Châu và đường dây 220kV Hòa Khánh – Hải Châu trong tháng 11/2022. Các sở, ngành, chủ đầu tư liên quan phối hợp quận Thanh Khê, Hải Châu hoàn thành thủ tục liên quan theo kiến nghị của Công ty Sunrise Bay để bàn giao mặt bằng cho ngành Điện thi công dự án trong tháng 11/2022.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị Công ty Sunrise Bay bàn giao mặt bằng song song với các thủ tục về BT-GPMB. UBND thành phố sẽ có văn bản đề nghị thực hiện nội dung này. 

 

Vào lúc 5h30 phút, ngày 25/10, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đóng điện thành công công trình lắp máy biến áp số 2 (giai đoạn 2) của Trạm biến áp 500kV Việt Trì, qua đó tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Phú Thọ và vùng lân cận.

Trước đó, dự án đóng điện giai đoạn 1 vào tháng 4/2021.

Như vậy, Trạm biến áp 500kV Việt Trì đã được hoàn thành nâng công suất theo kế hoạch (2x450MVA).

Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư. CPMB quản lý điều hành dự án.

Đây là công trình cấp đặc biệt, nhóm B, có tổng mức đầu tư hơn 196 tỷ đồng. Công trình được xây dựng trong khuôn viên Trạm biến áp 500kV Việt Trì hiện hữu thuộc 2 xã Bảo Thanh và Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Dự án góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định lâu dài, tin cậy cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận; đồng thời tăng cường độ tin cậy, khả năng truyền tải của lưới điện; giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh điện của EVN.

Hội thi Thợ giỏi cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2022 dành cho khối điều độ và phân phối điện sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 12 - 15/10/2022. Thực hiện nhiệm vụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực miền Bắc giao, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho hội thi.

PC Quảng Ninh đã phối hợp chặt chẽ cùng với các đơn vị trực thuộc rà soát, lựa chọn các địa điểm tổ chức hội thi, cũng như nơi ăn, nghỉ và đi lại cho các đơn vị.

 

Chuẩn bị hiện trường cho thi thực hành, công ty đã thực hiện các phần việc như: xây dựng, bổ sung thiết bị hiện trường; san, gạt mặt bằng; chỉnh trang 5S; vệ sinh công nghiệp, kiểm tra tình trạng thiết bị; xử lý các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến việc di chuyển của thí sinh và vận chuyển trang thiết bị dụng cụ…

Với mục tiêu “An toàn là trên hết”, PC Quảng Ninh cũng đã bố trí lực lượng CBCNV giám sát công tác an toàn trong suốt thời gian thi; đồng thời, xử lý khi có các phương tiện, người đi gần khu vực thi; chuẩn bị biển báo, biển chỉ dẫn, biển cấm, dây cảnh báo khu vực thi; chuẩn bị các sơ đồ lưới điện liên quan đến vị trí thi để phục vụ thủ tục cắt điện, bàn giao hiện trường…

Hội thi Thợ giỏi cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2022 dành cho khối điều độ và phân phối điện có sự góp mặt của tổng số 89 thí sinh từ 5 Tổng công ty Điện lực và 3 trung tâm điều độ hệ thống điện miền

PCQuangNinh101022-hkec

 

 

theo Ngọc Lan - Hồng Việt (evn com vn)

 

Ngày 6/10 tại Hòa Bình, ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã kiểm tra công trường và họp giao ban quý III/2022, rà soát tiến độ xây dựng Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) Hoà Bình mở rộng.

 

Chủ trì cuộc họp sau khi kiểm tra hiện trường, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương yêu cầu toàn công trường tập trung đảm bảo tiến độ, chất lượng và tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh lao động.

 

Phó Tổng giám đốc EVN chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban Quản lý dự án Điện 1, các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn thiết kế. Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm của Ban Quản lý dự án Điện 1 như: phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hòa Bình để giải quyết dứt điểm những tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, mục tiêu hoàn thành trong quý IV/2022. Tổ chức phối hợp cùng tư vấn thiết kế và các bên liên quan thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác an toàn vệ sinh môi trường để có biện pháp thiết kế, gia cố, bổ sung tăng cường. Kiểm tra, rà soát tổng thể công tác quan trắc, rung chấn nổ mìn,..., để đảm bảo thi công nổ mìn hố móng được an toàn,…

 

Đối với các nhà thầu thi công, cần khẩn trương hoàn thiện nổ mìn thử nghiệm để gia hạn hoặc xin giấy phép nổ mìn các hạng mục công trình. Tiếp tục kiện toàn bộ máy thi công, cử cán bộ có năng lực để thiết kế biện pháp thi công tối ưu, hiệu quả. Tuân thủ tuyệt đối các quy định nổ mìn, đào đất đá, vận chuyển; tăng cường nhân lực, máy móc, thiết bị thi công để đảm bảo tiến độ, khối lượng cam kết.

 

Đối với đơn vị tư vấn thiết kế, khẩn trương hoàn thiện bản vẽ thiết kế thi công xử lý sạt trượt giai đoạn 2 trình EVN; cử tư vấn giám sát tác giả có đủ trình độ năng lực làm việc tại công trường, giải quyết kịp thời các phát sinh về thiết kế; đảm bảo tiến độ thiết kế các hạng mục của dự án.

 

Theo ông Bùi Phương Nam – Giám đốc Ban QLDA Điện 1, tính đến hết quý III/2022 đã bàn giao 78,91ha/78,91ha mặt bằng đủ điều kiện thi công cho nhà thầu. Ban đang tiếp tục đôn đốc các đơn vị liên quan xử lý những tồn tại còn lại. Ban QLDA Điện 1 cũng đã kiện toàn nhân sự ban điều hành và tư vấn giám sát. Trong đó, phân công nhiệm vụ ông Đào Trọng Sáng - Phó giám đốc Ban kiêm nhiệm Giám đốc Ban điều hành dự án NMTĐ Hòa Bình mở rộng, ông Doãn Bá Thức làm Phó giám đốc Ban điều hành và ông Cao Phan Kỷ làm Tư vấn giám sát trưởng.

 

Tính đến nay, tổng số người của nhà thầu trực tiếp thi công tại công trường là 247 người. Nhà thầu huy động 17 máy đào, 8 máy ủi và 71 ôtô vận chuyển. Nhà thầu đã kiện toàn lại tổ chức quản lý chất lượng, kèm theo sơ đồ quản lý chất lượng công tác đào hở, gia cố mái và phân giao nhiệm vụ.

 

Công trường đã hoàn thành lắp đặt hệ thống phòng họp trực tuyến tại Ban điều hành dự án; hoàn thành lắp đặt hệ thống camera thông minh, hệ thống có chức năng quản lý nhân sự, thiết bị ra vào công trường; hoàn thành hệ thống mạng LAN, cáp quang kết nối với máy chủ tại 11 Cửa Bắc (Hà Nội).

 

Một số mục tiêu thi công trong quý IV như: đào đất đá cửa lấy nước đến cao độ 95m; hoàn thành đắp đá gia cố hố móng hạng mục nhà máy và kênh xả (bao gồm cả công tác xếp đá khan); hoàn thành đào hố móng đợt 1 đến cao độ 31m; hoàn thành gia cố mái từ cao độ 45m trở lên, hoàn thành đổ bê tông đê quây hạ lưu, hoàn thành đào và gia cố hầm phụ...

 

Một số hình ảnh công trường Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng, ngày 6/10/2022:

Anh4HoaBInh610222

 

Thi công hố móng nhà máy

Thi công cửa nhận nước của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Khu vực sản xuất cốt liệu cho bê tông phục vụ thi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng 

 

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đang phối hợp với cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện di dời các điểm giao chéo đường dây truyền tải điện với các dự án đường cao tốc Bắc-Nam.

Còn 19 điểm giao chéo

Ông Lưu Việt Tiến – Phó Tổng giám đốc EVNNPT cho biết: Nhận thức tầm quan trọng của dự án cao tốc Bắc - Nam, EVNNPT đã sớm phối hợp với chủ đầu tư, chính quyền địa phương và các bên liên quan thực hiện khảo sát xác định mức độ ảnh hưởng đến lưới điện truyền tải khi triển khai dự án, kiểm đếm từng vị trí cột điện, đường dây cần phải di dời. 

EVNNPT cũng đã tham gia góp ý các hồ sơ thiết kế di dời lưới điện, góp ý phương án thi công, đăng ký cắt điện, hỗ trợ giám sát thi công, tham gia tổ chức nghiệm thu đóng điện vận hành và cập nhật khối lượng tài sản theo hình thức đền bù không hoàn lại…

Các công ty Truyền tải điện phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án liên quan đến trách nhiệm của EVNNPT. Với sự vào cuộc quyết liệt đó, các đơn vị thuộc EVNNPT đã hoàn thành di dời được 58/77 điểm giao chéo, hiện còn 19 điểm giao chéo chưa di dời xong. Cụ thể, đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn còn 9 điểm, đoạn cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết còn 4 điểm, đoạn cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo còn 6 điểm.

Anh4NPT-hkec

Thi công vị trí 41- 42 đường dây 220kV Phan Thiết - Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) phục vụ thi công cao tốc Bắc – Nam, tháng 9/2022

Không làm chậm tiến độ để thông xe kỹ thuật vào tháng 12/2022

Theo lãnh đạo EVNNPT, việc cải tạo di dời các vị trí cột điện này phải tuân thủ đầy đủ quy định của Luật Điện lực; các nghị định của Chính phủ về an toàn điện, quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng; cũng như các quy định Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải…

Kinh phí thực hiện cải tạo di dời các vị trí cột điện giao chéo này thuộc chi phí của dự án đường cao tốc Bắc - Nam. Công tác quản lý chi phí và triển khai thực hiện được UBND các tỉnh giao cho các huyện, thành phố và trực tiếp là các trung tâm phát triển quỹ đất triển khai các thủ tục lựa chọn nhà thầu thi công. Do vậy, tiến độ của dự án, tiến độ cải tạo, di dời các trụ điện giao chéo với đường cao tốc phụ thuộc vào việc bố trí quỹ đất cho các vị trí móng cột điện, cũng như việc lập và thực hiện các phương án, biện pháp tổ chức thi công của nhà thầu khi thi công cải tạo di dời.

Theo tiến độ kế hoạch, 4 cung đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây sẽ thông xe kỹ thuật trong năm 2022. Ngày 15/9/2022, EVNNPT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và Đồng Nai khẩn trương chỉ đạo các huyện trực thuộc có điểm giao chéo với đường dây truyền tải đẩy nhanh công tác lựa chọn nhà thầu để thi công đồng bộ với tiến độ của dự án. Đối với vị trí đang thi công cần đôn đốc nhà thầu xây lắp đẩy nhanh tiến độ thi công các điểm giao chéo.

Hiện nay thời tiết nắng nóng, các đường dây truyền tải điện 220kV, 500kV trong khu vực luôn vận hành với tình trạng đầy tải. EVNNPT đề nghị chủ đầu tư các dự án cao tốc chỉ đạo các đơn vị thi công đồng bộ các điểm giao chéo đường cao tốc trên cùng một đường dây truyền tải điện, để đăng ký cắt điện 1 lần khi thi công di dời.

Trong giai đoạn gấp rút từ nay đến tháng 12/2022, EVNNPT yêu cầu các đơn vị truyền tải điện trực thuộc cần phải tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị nhà thầu thi công. Đồng thời, bố trí cán bộ công nhân viên tham gia nghiệm thu công trình di dời đường dây nhằm hoàn thành các dự án kịp tiến độ và thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2022,  cũng như bảo đảm an toàn, chất lượng cho hệ thống lưới điện truyền tải quốc gia.

 

 

theo Lê Việt tu evn

 

Công ty Thủy điện Sơn La vừa phối hợp với Công an tỉnh Lai Châu tổ chức ra mắt mô hình “Nhà máy thủy điện an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Lai Châu cho công trình Nhà máy Thủy điện Lai Châu.

 

Công an tỉnh Lai Châu trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng Công ty Thủy điện Sơn La với mô hình “Nhà máy thủy điện an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ kiểu mẫu” tại NMTĐ Lai Châu

 

NMTĐ Lai Châu là một trong những công trình trọng điểm quốc gia, được xây dựng trên dòng Sông Đà thuộc thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển điện, cấp nước cho đồng bằng sông hồng về mùa khô mà còn tạo cơ hội phát triển - kinh tế xã hội tại tỉnh Lai Châu, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.

 

Trong thời gian qua, Công ty Thủy điện Sơn La đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH tại NMTĐ Lai Châu và đạt được nhiều thành tích. Đặc biệt, Công ty Thủy điện Sơn La vinh dự được Công an tỉnh Lai Châu trao quyết định công nhận đạt mô hình “Nhà máy thủy điện an toàn về PCCC và CNCH kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

 

Thượng tá Nguyễn Tuấn Hưng – Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu ghi nhận và đánh giá cao công tác PCCC và CNCH tại NMTĐ Lai Châu của Công ty Thủy điện Sơn La, là đơn vị luôn đi đầu trong công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Mong rằng công ty tiếp tục duy trì, phát huy thực hiện tốt các quy định của Pháp luật trong công tác PCCC và CNCH đảm bảo an toàn cho công trình trọng điểm quốc gia.

 

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La cam kết thực hiện nghiêm các nội dung đảm bảo an toàn về PCCC và CNCH nhằm xây dựng và duy trì hoạt động của mô hình “Nhà máy thủy điện an toàn về PCCC và CNCH kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Lai Châu tại NMTĐ Lai Châu, từ đó nhân rộng ra các NMTĐ khác, giúp thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Lai Châu

 

  • theo Xuân Tiến từ EVN

 

 

 

Trụ sở chính công ty

Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries