Accessories Line

Telecommunications equipment

EQUIPMENT MANUFACTURER

Cáp quang chống sét OPGW được sử dụng rất nhiều trong các dự án của điện lực. Nhờ có đặc tính không nhiễm điện, và không bị ảnh hưởng điện từ của sợi quang

Cáp quang chống sét OPGW là gì?

Cáp quang chống sét OPGW là loại cáp quang đi kèm với các đường điện cao thế, các sợi cáp quang được bện trong sợi cáp điện lực, do truyền tín hiệu bằng ánh sáng nên hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi điện từ.

Cáp quang chống sét OPGW được sử dụng rất nhiều trong các dự án của điện lực. Nhờ có đặc tính không nhiễm điện, và không bị ảnh hưởng điện từ của sợi quang nên Cáp chống sét thường được treo ở đỉnh của đường dây điện từ 100kV đến 1000kV . Phần kim loại của cáp quang chống sét OPGW làm bởi nhôm, hoặc thép bọc nhôm) được nối đất để bảo vệ cột thép, dây dẫn và thiết bị khỏi ảnh hưởng của sét.

Các sợi quang đặt trong ống lỏng (nằm trong phần kim loại) được sử dụng để truyền dẫn tín hiệu thông tin tốc độ cao, truyền tín hiệu mạng viễn thông, tín hiệu quản lý hoặc các sử dụng cho các mục đích khác của ngành điện lực như bảo vệ, đo lường, quản lý các truy nhập từ xa của hệ thống truyền tải, truyền tín hiệu thoại, dữ liệu tin, tín hiệu tự động hóa. Cáp chống sét OPGW còn được sử dụng với mục đích cho các nhà khai thác dịch vụ viễn thông thuê đường truyền để tiết kiệm đầu tư.

Thông số kỹ thuật cáp quang chống sét OPGW.

Cấu tạo
Cấu trúc cơ bản của Cáp quang nói chung và Cáp quang OPGW nói riêng bao gồm một ống lỏng chứa sợi quang và các lớp dây thép bọc nhôm hoặc hợp kim nhôm.

Một sợi có thể chứa nhiều sợi quang, thông thường là sợi quang đơn mốt (Cáp quang single mode) có suy hao rất thấp, và cho phép truyền tải thông tin ở khoảng cách rất xa (trên 100km) và bằng tốc độ ánh sáng. Bên ngoài, cáp quang chống sét OPGW có cấu trúc cơ bản tương tự như dây chống sét TK thông thường hoặc như cáp ACSR, vì chúng đều chứa các thành phần dây kim loại bảo vệ.

Cap-quang-chong-set-cau-tao

Hình ảnh: Cấu tạo của cáp quang chống sét OPGW

Đặc tính
Cáp quang chống sét OPGW có nhiều đặc tính vượt trội hơn hẳn so với các loại cáp quang khác như cáp quang chôn ngầm – chôn trực tiếp (buried optical fiber cable), hay cáp quang treo phi kim loại ADSS ( All Dielectric Self Supporting).Ngoài ra, việc đầu tư còn đạt được hiệu quả kinh tế, độ bền hay các tính năng khác so với đầu tư dây chống sét TK cộng thêm một đường truyền thông tin. Chi phí lắp đặt cũng rẻ hơn so với cáp chôn trực tiếp.

Hơn nữa, đầu tư cáp quang chống sét OPGW còn đem lại tính năng chống sét đường dây và bảo vệ đường dây điện lực, thiết bị đường dây khỏi hiệu ứng từ sự cố dòng điện ngắn mạch một pha, đây một yêu cầu bắt buộc khi thiết kế đường truyền tài, phân phối điện năng .

Đặc tính chống sét của cáp quang chống sét OPGW cũng cho thấy sự tin tưởng hơn so với sử dụng dây chống sét TK thông thường.

Ứng dụng của cáp quang chống sét OPGW

Ngày nay, trên tất cả các đường dây truyền tải điện ở Việt Nam, từ cấp 110kV trở lên đều có lắp đặt cáp quang chống sét OPGW.

Các công ty điện lực hiện nay ngoài yêu cầu đưa đủ số sợi quang cần thiết cho việc bảo đảm thông tin (Viễn thông điện lực, truyền thông điều khiển, giám sát từ xa, tự động hóa …) họ còn cố gắng đưa thêm nhiều sợi quang tới mức tối đa số sợi quang trên một đường cáp OPGW nhằm đón bắt xu thế cho thuê đường truyền tương lai.

Việc cho thuê hay bán quyền khai thác đường truyền đem lại rất nhiều lợi ích cho chủ đầu tư. Và đó cũng là lý do vì sao cáp quang kết hợp dây chống sét treo trên đường điện lực OPGW lại ngày càng được ưa chuộng và phổ biến hơn.

1510 cap-quang-chong-set-ung-dung

Hình ảnh: Ứng dụng cáp quang chống sét OPGW

capquang-opgw1

Xem thêm sản phẩm Cáp quang OPGW & ADSS 

Chế tạo từ nhựa tổng hợp ứng dụng cho các đường dây truyền tải điện từ trung thế trên 1kV đến điện áp cao thế 110kV, 220kV,500kV, 750kV..vv..

Cách điện polymer (Polymer insulator, silicon ruber insulator)

Được dùng làm vật liệu cách điện cho đường dây truyền tải điện với cột treo dây. Cách điện polymer (Polymer insulator, silicon ruber insulator) được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC cách điện. Một đơn vị cách điện là bao gồm một chuỗi
Cách điện poliimer (Polymer insulator, silicon ruber insulator) có độ bền và tuổi thọ cao trên 20 năm, với đặc điểm nhẹ so với các loại cách điện khác, dễ lắp đặt, không phải bảo dưỡng trong quá trình sử dụng, đặc biệt giá thành rẻ hơn so với cách điện thủy tinh, gốm.

• Sản phẩm: Chuỗi cách điện polymer 110kV, Chuỗi cách điện polymer 220kV, Chuỗi cách điện polymer 500kV

• Nhóm: Cách điện polymer

Cách điện treo sử dụng trên đường dây trên không 110kV, 220kV and 500kV là loại cách điện Polymer (silicone rubber hoặc hỗn hợp silicone) có đặc tính kháng nước, chống rạng nứt, chống ăn mòn và chống lão hóa tốt, lắp đặt ngoài trời, phù hợp để vận hành dưới điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, vùng biển, sương muối, vùng ô nhiễm công nghiệp, tia tử ngoại (UV)...

 

Hãy đọc hướng dẫn cách tra cứu hóa đơn tiền điện online để kiểm tra lại việc sử dụng và đóng tiền điện hàng tháng.
 
1. Hướng dẫn đăng ký tài khoản
 
- Truy cập vào trang web chăm sóc khách hàng dùng điện: http://npccskh.npc.com.vn
 
- Thực hiện đăng ký tài khoản thành công mới có thể tra cứu hóa đơn tiền điện online.
 
- Tại giao diện chính của website, bạn bấm vào mục đăng ký để thực hiện đăng ký mới tài khoản.
 

Đăng ký tài khoản để tra hóa đơn tiền điện online.
 
Khi đăng nhập tài khoản thành công, những lần truy nhập sau bạn chỉ cần dùng tên và mật khẩu của mình.
 

Đăng nhập vào tài khoản.
2. Hướng dẫn cách tra cứu hóa đơn tiền điện online
 
Sau khi đăng nhập, để xem thông tin hoá đơn và lượng điện năng tiêu thụ của hàng tháng, bạn chọn mục Tra cứu → chọn mục Hoá đơn → chọn Kỳ hoá đơn, tháng, năm muốn xem sau đó nhấn nút Tìm kiếm để xem.
 

Tìm mục tra cứu hóa đơn
 
Sau khi đăng nhập, bạn chọn mục Tra cứu → chọn mục Hoá đơn điện tử → chọn Kỳ hoá đơn, tháng, năm muốn xem sau đó nhấn nút Tìm kiếm để xem giấy báo và hoá đơn điện tử.
 

Chọn thông tin hóa đơn 
 
Thông tin cần tìm kiếm xuất hiện như sau:
 

 
Bạn nhấn mục Xem thông báo để hiện giấy báo tiền điện và in trực tiếp hoặc tải về máy tính.
 

Thông tin hóa đơn bạn cần tìm đã xuất hiện
 
Nhấn vào Xem hoá đơn để hiện hoá đơn tiền điện và in trực tiếp hoặc tải về máy tính (Mục Xem hoá đơn chỉ tồn tại khi khách hàng đã thanh toán tiền điện).
 
 
Theo: Infonet

Với yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao, nhằm giảm thiểu các vụ sự cố do quá điện áp khí quyển gây nên,  từ những năm đầu thập niên 90 thì chống sét van đường dây với giá cả hợp lý  và trọng lượng nhẹ đã được lắp đặt trên đường dây truyền tải điện.

Sơ-đồ-bảo-vệ-chống-sét-cho-trạm-biến-áp

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chống sét van được lắp đặt trên dây dẫn của đường điện cáo áp trên không, nhằm giảm  rủi ro chọc thủng cách điện do quá điện áp khí quyển (phóng điện sét) và do quá điện áp thao tác. 
2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Chống sét van đường dây dùng để bảo vệ đường dây có nguyên lý hoạt động khác so với hầu hết các kiểu chống sét khác. Đối với chống sét van đường dây, dòng điện sét được dẫn trên dây dẫn. Đối với các trường hợp chống sét khác, dòng điện sét được cách ly khỏi dây dẫn. 
Nếu không có chống sét van bảo vệ, khi xảy ra sét đánh trực tiếp vào cột điện hoặc dây chống sét, dòng điện sét sẽ  đi qua dây thoát sét xuống đất. Nếu tổng trở nối đất lớn thì điện áp giáng trên tổng trở nối đất cột điện lớn vượt quá khả năng chịu đựng của cách điện dây dẫn, có thể xảy ra hiện tượng phóng điện ngược trên cách điện.
Phóng điện ngược: Là hiện tượng xuất hiện hồ quang bắt đầu từ dây nối đất cột điện vòng qua cách điện tới dây pha mang điện (xem hình 2). Hiện tượng này có thể xuất hiện khi sét đánh trực tiếp vào cột điện hoặc vào dây chống sét trên không, tại nơi đó có tổng trở đất tương đối cao, khả năng thoát sét kém. Nó được biết đến như hiện tượng phóng hồ quang ngược bởi vì nó có chiều ngược với hồ quang được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm. 
Hiện tượng phóng điện ngược thường kèm theo chọc thủng hoặc làm tổn thương cách điện đường dây. Trong trường hợp này, máy cắt phải hoạt động để loại trừ sự cố.


Hình 2: Phóng điện ngược

Ngay lập tức, theo sau quá trình phóng điện ngược là quá trình phóng điện xuôi tần số công nghiệp dọc theo đường dẫn đã bị ion hóa do phóng điện ngược gây nên (xem hình 3). Hồ quang tần số công nghiệp này chỉ được dập tắt khi rơle bảo vệ đường dây tác động cắt máy cắt đầu nguồn. Điều này sẽ gây nên một sự cố thoáng qua trên đường dây, nếu cách điện được phục hồi hoặc sự cố vĩnh cửu nếu như cách điện bị phá hủy.

Hình 3: Phóng điện xuôi tần số công nghiệp

Nếu có một chống sét van được lắp trên pha này thì dòng sét sẽ đi qua chống sét van vào dây dẫn (xem hình 4), sẽ không có hồ quang do phóng điện ngược gây ra dẫn đến không xuất hiện hiện tượng ion hóa và không xẩy ra phóng điện tần số công nghiệp. Trong các trường hợp sử dụng chống sét van đường dây sẽ ngăn chặn đwwợc hiện tượng chọc thủng cách điện và do đó loại trừ các sự cố do quá điện áp khí quyển gây nên.

Hình 4: Đường dẫn dòng sét khi có dây chống sét và chống sét van

3.    CẤU TẠO CHỐNG SÉT VAN ĐƯỜNG DÂY
Có vài bộ phận cơ bản là chung cho tất cả các loại chống sét van đường dây. Tuy nhiên, mỗi chống sét van đường dây lại có một cấu hình khác nhau và phải được thiết kế cho từng ứng dụng cụ thể. Thậm chí trong một dự án có thể cần tới vài cấu hình khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí và phương thức đấu nối chống sét. Bộ phận kết nối và định hướng của chống sét phải được thiết kế cho từng vị trí lắp đặt cụ thể. Tuy nhiên một chống sét van đường dây có những thành phần cơ bản như sau:
Kẹp máng: Bộ phận này giống như bộ phận nối dây dẫn với chuỗi cách điện. 
Khớp nối mềm: Là bộ phận rất quan trọng quyết định tuổi thọ của chống sét, nó loại trừ  ứng lực trên chống sét do chuyển động của dây dẫn gây ra. 
Shunt: Bộ phận dẫn điện từ dây dẫn đến chống sét van, giúp cho khớp nối mềm không phải dẫn dòng điện.
 Thân chống sét: Thân của chống sét được thiết kế hàng loạt, phải xác định rõ chống sét chỉ để dẫn xung sét hoặc cả xung sét và xung quá áp do thao tác đóng, cắt thiết bị gây nên. 
Bộ phận ngắt khi sự cố: Trong trường hợp chống sét van bị sự cố, khi đó chống sét van trở thành điểm ngắn mạch trên đường dây, bộ phận ngắt khi sự cố sẽ hoạt động (tương tự cầu chì) cách ly chống sét van với đất.
Dây nối đất: Dây nối đất dùng để nối chống sét van với nối đất cột. Việc kiểm tra dây nối đất rất quan trọng để chắc chắn rằng dây nối đất không bao giờ tiếp xúc với dây pha.

Hình 5: Cấu tạo chống sét van đường dây

4.    CÁC VỊ TRÍ ĐẶT CHỐNG SÉT VAN
Việc xác định vị trí lắp đặt chống sét van nhằm khai thác hiệu quả số chống sét van hiện có và đạt được một suất sự cố trong giới hạn cho phép không phải là đơn giản. 
Thực tế, nếu trên một đường dây không có dây chống sét và không lắp đặt chống sét van, thì khả năng chọc thủng cách điện khi bị sét đánh trực tiếp vào dây pha là 100%. Mặt khác, nếu trên đường dây có dây chống sét và có lắp chống sét van trên tất cả các dây pha của tất cả các vị trí cột thì khả năng xảy ra chọc thủng cách điện khi sét đánh trực tiếp vào dây pha là 0%.  
Bất kỳ kiểu lắp CSV nào khác nằm giữa 2 kiểu trên đều làm giảm khả năng xảy ra chọc thủng cách điện. Tuy nhiên, nếu không có nghiên cứu về việc hạn chế dòng sét thì khả năng bị phóng điện chọc thủng là một ẩn số. Hầu hết các nhà sản xuất CSV đường dây đều có thể tính được khả năng phóng điện hồ quang nếu họ được cung cấp một số đặc tính (thông số) của hệ thống. 
 Có thể sử dụng các phần mềm kiểu như EMTP/ATP để nghiên cứu về giảm dòng sét. Một số nhà tư vấn/đơn vị tư vấn có thể cung cấp dịch vụ này. Thông thường, vấn đề bảo vệ quá điện áp là một quyết định vừa kinh tế vừa kỹ thuật. 
 Bảng sau đưa ra kết quả của một nghiên cứu ảnh hưởng của sét với các vị trí đặt của CSV.

5.    VẤN ĐỀ NỐI ĐẤT
Khi mới lắp đặt dây chống sét, người ta cố gắng làm sao tổng trở nối đất của cột là thấp nhất có thể. Tổng trở nối đất cao có thể gây ra điện áp giáng đáng kể trên cột điện trong quá trình sét đánh sẽ xuất hiện hiện tượng phóng điện ngược gây sự cố. Nguyên tắc chung ở đây là “Tổng trở nối đất càng cao thì nguy cơ phóng điện ngược vào chuỗi cách điện càng lớn, càng có nhiều sự cố khi có sét”. 
Khi lắp đặt chống sét van trên một cột điện, tính quan trọng của việc nối đất sẽ bớt đi và có thể coi như bị loại trừ. Nếu lắp chống sét van trên cả ba pha, trị số điện trở nối đất không còn quan trọng nữa. 
Tại vị trí lắp đặt chống sét van có điện trở nối đất càng lớn, dòng điện sét càng bị dẫn vào dây pha sang vị trí có điện trở nối đất nhỏ để thoát xuống đất, dòng điện này không gây ra ảnh hưởng xấu nào đối với dây dẫn pha.
6.    KẾT LUẬN
Lý do cho sự phổ biến của chống sét van đường dây là trong thực tế, chống sét van đường dây có thể và thực sự cải thiện tác hại do sét gây ra. Thậm chí là ngày càng phổ biến, nhưng thiết bị này vẫn chưa được hiểu và áp dụng trong hầu hết lưới điện. 
Đối với đường dây 110 kV của NGC đều có dây chống sét, tuy nhiên với góc bảo vệ như hiện nay vẫn có khả năng bị sét đánh vào dây dẫn với xác suất khoảng 20% - 25%, mặt khác trên đường dây có nhiều vị trí cột điện có tổng trở nối đất lớn, do vậy khi bị sét đánh trực tiếp vào cột hoặc vào dây chống sét gần những cột có tổng trở nối đất lớn vẫn xẩy ra hiện tượng phóng điện trên bề mặt cách điện khi có quá điện áp khí quyển dẫn đến sự cố. 
Nếu lắp đặt chống sét van trên tất cả các pha của tất cả các cột điện thì hầu như sẽ không còn sự cố do sét gây ra, nhưng như vậy đòi hỏi chi phí quá cao. Vấn đề đặt ra là với số lượng chống sét van có hạn và đường dây có dây chống sét, thì việc xác định các vị trí cột điện để đặt chống sét van sao cho hiệu quả là rất quan trọng. Đòi hỏi  lãnh đạo các đơn vị phải thống kê có hệ thống trong các năm gần đây để xác định các đoạn đường dây, có mật độ sét đánh vào lớn rồi từ đó xác định các cột có điện trở nối đất lớn và vị trí có điện trở nối đất nhỏ, để lắp đặt chống sét van cả vị trí có điện trở nối đất lớn và vị trí có điện trở nối đất nhỏ gần kề để tạo ra mạch thoát sét tốt nhất. 
Để đảm bảo cả yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật, do số lượng chống sét van có hạn nên mỗi vị trí cột chỉ cần lắp đặt một quả chống sét van và các cột đều lắp trên cùng pha để tạo mạch thoát sét thì hầu như sẽ không còn hiện tượng phóng điện ngược trên các cột có đặt chống sét van nữa. Tuy nhiên do kinh phí hạn chế nên vẫn phải chấp nhận suất sự cố do sét đánh vào trực tiếp dây dẫn, của các pha không lắp đặt chống sét van hoặc khi dòng sét có cường độ lớn hơn dòng điện cho phép của chống sét van (thường CSV có dòng điện cho phép 10 kA) sẽ gây hư hỏng chống sét, nếu lắp CSV cả 3 pha trên một cột thì dòng điện cho phép là 30 kA sẽ chịu được cường độ sét lớn, nhưng với những cú sét có cường độ lớn như vậy có xác suất xuất hiện thấp.
Rất mong được nhiều người đọc và trao đổi để khai thác hiệu quả số lượng chống sét van hiện có, đảm bảo góp phần giảm thiểu suất sự cố, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện 110 kV do NGC quản lý vận hành.

Các thiết bị điện chỉ có khả năng chịu điện áp tới hạn, trong khi đó điện áp xung của sét có biên độ cao đến hàng triệu vôn, dòng điện lên đến ≈ 100 kA. Nếu sét đánh vào trạm biến áp và đường dây tải điện sẽ gây nên quá điện áp, ta gọi đó là quá điện áp khí quyển. Vì vậy thiết bị chống sét đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và ngăn ngừa ảnh hưởng của điện áp khí quyển đánh vào lưới điện và trạm biến áp.

Chống sét van được dùng phổ biến ở các trạm biến áp, có cấu tạo như sau:

Nguyên-lý-cấu-tạo-của-chống-sét-van-768x598

Khe hở phóng điện và điện trở làm việc là 2 thành phÇn chính của chống sét van. Khi có sóng quá điện áp chọc thủng các khe hở phóng điện thì dòng điện sét sẽ đi từ đầu cực mang điện xuống đất. Điện trở làm việc còn gọi là điện trở phi tuyến có trị số lớn làm nhiệm vụ hạn chế dòng điện ngắn mạch và có điện trở nhỏ để hạn chế điện áp dư, bảo vệ cách điện. Đặc tính phi tuyến này thường có ở chất liệu “Vi lít“. Khi chống sét làm việc áp lực bên trong bị tăng lên một cách đột ngột do đó để chống nổ bình chống sét phải tìm cách hạn chế dòng điện sét đi qua chống sét van ≤ 10kA.

Hiện nay các chống sét van dần được thay thế bằng chống sét kiểu oxít kim loại (MO hoặc ZnO), đặc tính VÔN – AM PE hoàn toàn phi tuyến, có khả năng hấp thụ năng lượng cao. Với điện áp định mức của lưới điện chống sét van hoàn toàn “không phóng điện”. Nhưng khi điện áp đột biến tăng lên đến điện áp tới hạn, lập tức van chống sét chuyển ngay từ trị số điện trở lớn sang trị số điện trở nhỏ theo đặc tính V- A của chúng và cho dòng điện sét đi qua. Khi hết sét điện áp trở lại bình thường thì van chống sét sẽ trở lại trạng thái có tính dẫn điện kém. Lúc này ba bình chống sét không khác gì ba quả sứ đỡ cách điện.

Đặc-tính-điện-áp-dòng-điện-của-điện-trở-oxit-kim-loại

Sơ đồ bảo vệ bằng chống sét van (CSV) cho trạm biến áp 35- 110kV thường có sự phối hợp với chống sét ống (CSO) và dây chống sét (DCS). Khi dùng sơ đồ bảo vệ này có thể ngăn ngừa được từ xa ảnh hưởng của sóng quá điện áp đánh lan truyền vào trạm.

Sơ-đồ-bảo-vệ-chống-sét-cho-trạm-biến-áp

Dây chống sét đặt dọc tuyến dây có chiều dài khoảng 2km, nếu làm dây chống sét toàn tuyến thì không cần lắp CSO- 1. Quy định tiếp địa chống sét cho trạm biến áp như sau:

  • Đối với trạm có trung tính trực tiếp nối đất, điện áp từ 110kV trở lên thì điện trở nối đất cho phép là 0,5 Ω
  • Đối với trạm có trung tính cách điện, điện áp dưới 110kV thì điện trở nối đất cho phép là 4 Ω
  • Đối với trạm có có công suất bé dưới 100kVA điện áp dưới 110kV thì điện trở nối đất cho phép là 10 Ω

Những sự kiện – lễ hội lớn dành cho những người quan tâm, cũng như cơ hội cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm & dịch vụ của mình đến với mọi người.

Các ngày lễ lớn trong năm THEO ÂM LỊCH

– 01-01 : Tết Nguyên Đán
– 15-01 : Tết Nguyên tiêu
– 10-03 : Giỗ tổ Hùng Vương
– 03-03 : Tết Hàn thực
– 14-04 : Tết Dân tộc Khmer
– 15-04 : Lễ Phật Đản
– 05-05 : Tết Đoan Ngọ
– 15-07 : Vu Lan
– 01-08 : Tết Katê
– 15-08 : Tết Trung Thu
– 09-09 : Tết Trùng Cửu
– 10-10 : Tết Trùng Thập
– 23-12 : Ông Táo chầu trời

Các Công ty con
             Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia                           Internet
             Tổng Công ty Điện lực miền Bắc    Internet
             Tổng Công ty Điện lực miền Trung     Internet
             Tổng Công ty Điện lực miền Nam    Internet
             Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội    Internet
             Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh    Internet
Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO 1)   Internet
               Công ty Thủy điện Đại Ninh            Internet
               Công ty Thủy điện Bản Vẽ      Internet
               Công ty Thủy điện Đồng Nai   Internet
               Công ty Thủy điện Sông Tranh           Internet
               Ban QLDA Thủy điện 6                       Internet
               Ban QLDA Nhiệt điện 2        Internet
               Ban QLDA Nhiệt điện 3      Internet
               Ban QLDA Thủy điện 3     Internet
               Ban QLDA Thủy điện 2     Internet
               Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh    Internet
               Công ty CP Phát triển Điện lực Việt Nam   Internet
               Công ty CP EVN quốc tế     Internet
               Công ty CP thủy điện miền Trung      Internet
               Công ty Thủy điện Đa Nhim- Hàm Thuận- Đa Mi     Internet
Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO 2)   Internet
               Công ty CP Thủy điện Trung Sơn   Internet
               Công ty CP Thủy điện Thác Mơ  Internet
               Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại  Internet
               Công ty CP Thủy điện A Vương  Internet
               Ban QLDA Thủy điện sông Bung 2   Internet
               Công ty CP Thủy điện sông Ba Hạ  Internet
               Công ty Thủy điện Quảng Trị   Internet
               Công ty CP Thủy điện An Khê - Ka Năk   Internet
               Ban QLDA thủy điện Sông Bung 4  Internet
               Ban QLDA thủy điện 7     Internet
               Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức  Internet
               Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng  Internet
Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3)  Internet
               Công ty Thủy điện Buôn Kuốp   Internet
               Ban QLDA Thủy điện 1  Internet
               Ban QLDA Nhiệt điện Vĩnh Tân  Internet
               Ban QLDA Nhiệt điện 1   Internet
               Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa  Internet
               Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình  Internet
               Công ty CP Thủy điện Thác Bà  Internet
               Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh  Internet
               Công ty CP Đầu tư và phát triển Điện Sê san 3A  Internet
               Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2  Internet
               Công ty CP Điện lực Việt- Lào  Internet
Đơn vị hạch toán phụ thuộc
            Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia  Internet
            Trung tâm Công nghệ thông tin  Internet
            Ban QLDA Nhiệt điện Vĩnh Tân  Internet
            Ban QLDA Thủy điện 4  Internet
            Ban QLDA Thủy điện 5  Internet
            Ban QLDA Nhà máy thủy điện Sơn La   Internet
            Ban QLDA xây dựng dân dụng    Internet
            Ban QLDA điện hạt nhân Ninh Thuận   Internet
            Trung tâm Thông tin điện lực  Internet
            Công ty Mua bán điện  (Internet
Công ty Cổ phần
            Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1    Internet
            Công ty CP tư vấn xây dựng điện 2  Internet 
            Công ty CP tư vấn xây dựng điện 3   Internet
            Công ty CP tư vấn xây dựng điện 4     Internet
            Công ty Cơ điện miền Trung    Internet
            Công ty cơ khí điện lực   Internet
            Công ty chế tạo thiết bị điện Đông Anh    Internet
Đơn vị sự nghiệp
           Đại học Điện lực   Internet
           Cao đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh     Internet
           Cao đẳng Điện lực miền Trung    Internet
           Cao đẳng nghề điện   Internet

Chương II.5 : ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG ĐIỆN ÁP TRÊN 1KV ĐẾN 500KV

Phạm vi áp dụng và định nghĩa

II.5.1. Chương này áp dụng cho đư¬ờng dây tải điện trên không (ĐDK), điện áp trên 1kV đến 500kV dùng dây trần. Chương này không áp dụng cho ĐDK có tính chất đặc biệt như lưới điện đường sắt điện khí hóa, xe điện, ôtô chạy điện v.v. Đoạn cáp nối xen vào ĐDK điện áp đến 220kV phải thực hiện các yêu cầu nêu trong Chương II.3 và Điều II.5.67.

II.5.2. ĐDK là công trình để truyền tải và phân phối điện năng, bố trí ngoài trời, mắc trên vật cách điện và phụ kiện, đặt trên cột hoặc trên kết cấu của công trình khác (cầu, đập v.v.). ĐDK được tính từ điểm mắc dây của ĐDK lên xà cột cổng hoặc kết cấu khác của trạm điện.

II.5.3. Trong tính toán cơ lý:

II.5.4. Khu vực đông dân cư là những thành phố, thị trấn, xí nghiệp, bến đò, cảng, nhà ga, bến xe ôtô, công viên, trường học, chợ, bãi tắm, sân vận động, khu vực xóm làng đông dân v.v.

II.5.5. Khoảng vượt lớn là khoảng vượt qua các sông, hồ, kênh, vịnh có tàu thuyền qua lại dùng cột vượt cao 50m trở lên với chiều dài khoảng vượt từ 500m trở lên; hoặc chiều dài khoảng vượt từ 700m trở lên với cột có chiều cao bất kỳ.

Yêu cầu chung

II.5.6. Trong khi áp dụng quy phạm này, nếu có nhiều yêu cầu khác nhau thì phải lấy yêu cầu cao nhất, điều kiện bất lợi nhất để tính toán.

II.5.7. Về yêu cầu cơ lý dây dẫn của ĐDK phải tính theo ph¬ương pháp ứng suất cho phép, cách điện và phụ kiện mắc dây tính theo phương pháp tải trọng phá huỷ. Các tải trọng tiêu chuẩn xác định theo quy phạm này.

Cột và móng ĐDK tính theo phương pháp trạng thái giới hạn.

II.5.8. Phải đảo pha dây dẫn ĐDK để hạn chế sự không đối xứng của dòng điện và điện áp. ĐDK điện áp 110 - 500kV dài trên 100km phải đảo pha một chu kỳ trọn vẹn sao cho chiều dài của mỗi bước trong một chu kỳ đảo pha phải gần bằng nhau.

II.5.9. Để quản lý vận hành ĐDK cần có trạm để quản lý vận hành, xử lý sự cố và sửa chữa:

II.5.10. Để quản lý vận hành ĐDK điện áp 110 - 220kV nên có lối đi bộ đến gần chân cột.

II.5.11. Để quản lý vận hành ĐDK 500kV phải có đường với chiều rộng nhỏ nhất là 2,5m và cách tuyến không đư¬ợc lớn hơn 1km, đảm bảo cho xe cơ giới tiếp cận đi đ¬ược gần đến tuyến ĐDK.

Trong những ngày 3-6/9/2012 vừa qua, tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My (nơi có công trình Thuỷ điện Sông Tranh 2) và các xã lân cận đã xảy ra một số đợt rung chấn do động đất.

Điểm trượt lở đất ở gần sát vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2 - nơi được các chuyên gia nhận định là nằm vuông góc với đới đứt gãy Trà Bồng - Trà My đang hoạt động mạnh

Các dữ liệu quan trắc do các thiết bị lắp đặt trong Thủy điện Sông Tranh 2 đo được rung chấn có cường độ lớn nhất 4,2 độ Richter (ứng với rung động trên cấp 6 theo thang MSK-64). Theo các chuyên gia của Viện Vật lý Địa cầu, các đợt rung chấn vừa qua là động đất kích thích. Nguyên nhân xảy ra động đất có thể do có những bất ổn tại đứt gãy kiến tạo Trà Bồng, Hưng Nhượng - Tà Vi, nằm trong phạm vi vùng hồ của Thủy điện Sông Tranh 2. Các đứt gãy này có khả năng phát sinh động đất có độ cực đại 5,5 độ Richter. Trong trận động đất xảy ra tối 3/9/2012, máy gia tốc đặt gần khu vực Nhà máy thủy điện đã ghi được mức gia tốc nền là 88cm/s2. Công trình Thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế để chịu được gia tốc nền ứng với động đất tới 150cm/s2.

Sau khi xảy ra các đợt rung chấn do động đất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kiểm tra các hạng mục công trình của Thủy điện Sông Tranh 2 và nhận định các đợt rung chấn vừa qua không gây ảnh hưởng đến công trình. Đập Thủy điện Sông Tranh 2 đã được thiết kế cường độ kháng nén lớn bảo đảm an toàn khi có động đất tới 5,5 độ Richter.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam ý thức được việc đảm bảo an toàn cho công trình và cuộc sống của người dân ở khu vực hạ lưu Thủy điện Sông Tranh 2 là cực kỳ quan trọng. Để chủ động ứng phó, phòng ngừa rủi ro, Ban QLDA Thuỷ điện 3 và Tập đoàn đã phối hợp chặt chẽ với Viện Vật lý Địa cầu lắp đặt 4 trạm quan trắc động đất trong thân đập để ghi nhận, đánh giá và phân tích khi động đất kích thích xảy ra.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức nghiên cứu đánh giá chi tiết về điều kiện địa chất, động lực học và hoạt động địa chất khu vực Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. Theo Bộ KH&CN thì công việc này sẽ thực hiện trong năm 2013.

Page 1 of 3

Company Headquarters

Representative office in Ho Chi Minh City

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries